Di tích Đền Chại Khế tại xóm 3- xã Nghi Hưng

Thứ hai - 15/04/2024 09:09
Ngày xưa, từ rất lâu không ai nhớ nối. Trên chân núi dãy Đại vạc có một ngôi đền rất linh thiêng, nhân dân khi gặp phải những điều không may đều đến đây để xin giải. Truyền thuyết ngôi Đền đã được nhân dân trong vùng truyền lại đây là ngôi Đền thờ Đệ Nhất Thiên Thiên Đức Thánh Mẫu (thờ công chúa Liễu Hạnh), một vị Thánh luôn cứu độ, cứu nạn cho nhân dân, qua nhiều thế hệ, đền được nhân dân sửa sang lại một số phần việc, nhưng gốc tích của Đền vẫn còn giữ nguyên. Đền có 02 tảng đá lớn, bằng phẳng được đặt theo thế ngai vàng (Nay nhân dân đã xây kín) nằm giữa khu đất rộng 9.335,7m2 (Trích lục đo tại từ bản đồ số 02, thửa 48), phía Đông; Nam; Tây giáp khu dân cư, Phía Bắc giáp rừng phòng hộ ( Núi Đại vạc). Địa hình nhìn về hướng Nam. (Tựa lưng vào núi, mặt nhìn xuống đồng bằng)
Ngày xưa, từ rất lâu không ai nhớ nối. Trên chân núi dãy Đại vạc có một ngôi đền rất linh thiêng, nhân dân khi gặp phải những điều không may đều đến đây để xin giải. Truyền thuyết ngôi Đền đã được nhân dân trong vùng truyền lại đây là ngôi Đền thờ Đệ Nhất Thiên Thiên Đức Thánh Mẫu (thờ công chúa Liễu Hạnh), một vị Thánh luôn cứu độ, cứu nạn cho nhân dân, qua nhiều thế hệ, đền được nhân dân sửa sang lại một số phần việc, nhưng gốc tích của Đền vẫn còn giữ nguyên. Đền có 02 tảng đá lớn, bằng phẳng được đặt theo thế ngai vàng (Nay nhân dân đã xây kín) nằm giữa khu đất rộng 9.335,7m2 (Trích lục đo tại từ bản đồ số 02, thửa 48), phía Đông; Nam; Tây giáp khu dân cư, Phía Bắc giáp rừng phòng hộ ( Núi Đại vạc). Địa hình nhìn về hướng Nam. (Tựa lưng vào núi, mặt nhìn xuống đồng bằng)
                                                                                  Đền Chại Khế

         Theo Pháp sư Trần Thanh Long. Đây là một ngôi Đền rất linh thiêng thờ Đệ Nhất Thiên Thiên Đức Thánh Mẫu cùng với các vị Thánh hiền, ngôi Đền được tụ hội nhiều yếu tố về phong thủy, trước đây xã Nghi Hưng có rất nhiều Đền thờ các vị Thánh cai vị tại xã, sau nhiều biến động của thời gian, nhiều ngôi Đền nay không còn nữa, nên các Thánh hiền đều hội tụ về Ngôi Đền này, trong đó có các vị Thánh hiền như, Thánh y(Thánh y đức); các Đức Thánh hoàng thành (Thánh lập, cai quản xã); các vị Sơn thần…
Đền hiện nay được nhân dân chăm lo vệ sinh sạch sẽ, cứ vào ngày mồng Một và ngày Rằng hàng tháng nhân dân đến thắp hương xin lộc, nhất là vào dịp đầu năm mới. Ngày thường những người gặp hoạn nạn, đau ốm… thường đến xin các vị Thánh che chở, giải tỏa tinh thần…
Từ lâu tâm linh tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt chúng ta. Ngày nay, trước sự phát triển của xã hội về vật chất, tinh thần được con người quan tâm thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, tri ân công đức của các vị Thánh. Thể theo nguyện vọng của nhân dân trong xã, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền đã thống nhất vận động chỉnh trang tôn tạo một số hạng mục trong khuôn viên của Đền như nhà chờ, đường lên Đền, nhằm phục vụ cho nhân dân có nơi thắp hương bày tỏ lòng thành kính đến các vị Thánh hiền, đồng thời giởi gắm tâm linh của các thế hệ hôm nay cùng mai sau, để Đền trở thành nơi sinh hoạt tâm linh của bà con nhân dân trong xã và các vùng lân cận.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây