Giới thiệu chung

         Tên gọi xã Nghi Hưng thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ an, chính thức có từ 60 năm nay. Song, lịch sử hình thành và phát triển vùng đất này thì đã có hàng trăm năm trước.
          Theo sử sách ghi chép lại, vào cuối thế kỉ XV, Quan Thái Bảo Trần Bá Chúc, là bộ tướng dưới triều Lê sơ, theo Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam n, đánh thắng giặc Minh, được ban thưởng điền trạch tại QuKhê ( tên gọi của Nghi Hưng thời đó). Ông đã chiêu n tc tỉnh phía Bắc như: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương vkhai p lập làng đậu cư trên mảnh đất này, tên gọi xã Quả Khê được hình thành từ năm Hồng Đức thứ 22 đời Lê Thánh Tông ( năm 1491) gồm có 3 thôn: Tam Đa, Yên Lãng và Hưng Vận. thuộc Tổng Vân Trình, huyện Hưng Nguyên, đến đi vua Thành Thái, năm 1889 tổng Vân Trình được chuyển vhuyện Nghi Lộc
Tháng 5 năm 1946,c làng Tam Đa, n Lãng, Hưng Vận, Thạch Khê, Nhất Tộc, Xuân Mnhập thành xã Thần n. Tháng 4 m 1947, xã Thần n sáp nhập với xã Vạn a  thành xã Thần Lĩnh. (Tên gọi Thần Lĩnh là tên ghép của 2 nhà yêu nước, Ngô Quảng ở Tam Đa và Trương Văn Lĩnh ở Tụy Anh)
         Thực hiện Thông tri của Phủ Thủ tướng ngày 4.1.1954 về chia tách xã. Huyện Nghi Lộc từ 13 xã được chia thành 38 xã mới, xã Thần Lĩnh chia thành 2 xã gồm: Nghi Hưng và Nghi Phương. Tên xã Nghi Hưng ra đời tđó gồm c thôn: Hưng Vận, n Lãng, Yên Trạch, Yên Hậu, Tam Đa, Thạch Khê, Nhất Tộc, Xuân Hòa, Xuân Mỹ, Xuân Sơn, Xuân La.
        Quả khê xưa và Nghi Hưng ngày nay là miền quê sơn thủy hữu tình, đất và người có tiềm tàng ẩn dật; Phía Bắc là Ngàn Đại Vạc với hàng trăm ngọn núi sừng sững, có đỉnh Thần Vũ cao 491 m, trước đây là địa bàn hoạt động của các thân vương, thủ lĩnh, của Bộ đội ta trong thời kháng chiến, nay Đại Vạc ngút ngàn thông reo, là tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế và phát triển du lịch sinh thái. Phía Đông là dòng sông Cấm hiền hòa uốn lượn, gắn liền với bao chiến tích thời chống Mỹ và nay dòng sông Cấm đang ngày đêm chở nặng phù sa cho những cánh đồng tốt tươi.  Núi sông ấy đã tạo nên con người Nghi Hưng có đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó; có tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường. Trải qua gần 500 năm trong các triều đại phong kiến Việt Nam, bắt đầu từ danh xưng Quả Khê vào thời Hồng Đức, các thế hệ người dân Nghi Hưng đã nổ lực không ngừng, khẩn hoang, lập ấp, mở mang địa giơí, chống chọi với thiên nhiên, đóng góp sức người, sức của trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc để xây dựng quê hương Nghi Hưng ngày càng giàu đẹp. Đó là thành quả của một quá trình phấn đấu không biết mệt mỏi, của lòng dũng cảm và kiên cường trong chiến đấu, của sự nỗ lực vượt bậc và sức sáng tạo không ngừng, trong sản xuất và kiến thiết quê hương, của bao thế hệ người dân Nghi Hưng, tất cả đều vì cái nghĩa đồng bào, vì 2 tiếng quê hương rất đỗi thân thuộc và thiêng liêng. Truyền thống đạo lý đó được hun đúc, lưu giữ ngàn đời nay và sẽ mãi được các thế hệ con cháu mai sau nâng niu, gìn giữ và thắp sáng trong tương lai.
       Trong công cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ tổ quốc với tính thần và truyền thống văn hóa và tinh thần cách mạng, xã Nghi Hưng có hàng ngàn quân nhân, thanh niên xung phong, tình nguyện lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, một số lớn các Đ/c đã hy sinh và mãi mãi ở lại nơi chiến trường, trên toàn xã hiện nay có 395 gia đình có công với Cách Mạng, 09 mẹ được công nhận là bà mẹ Việt Nam anh hùng, 129 liệt sỹ chống Pháp, chống Mỹ và giặc ngoại xâm, 57 thương binh qua các thời kỳ kháng chiến, 25 bệnh binh, 40 gia đình Liệt sỹ, 56 người tham gia kháng chiến và thân nhân bị nhiểm chất độc hóa học.
         Năm 2019 xã được tỉnh Nghệ An công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, Huyện công nhận xã Văn hóa nông thôn mới.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây